Khám phá Makemake

Makemake được khám phá vào 31 tháng 3 năm 2005 bội một đội ngũ do Michael Brown đứng đầu,[1] và được công bố cho mọi người vào ngày 29 tháng 6 năm 2005. Phát hiện Eris cũng được công bố cùng ngày, tiếp theo cho công bố của 2003 EL61 2 ngày trước đó.[15]

Mặc cho những ánh sáng xung quanh (nó chỉ sáng bằng 1/5 Sao Diêm Vương),[b] Makemake không được phát hiện cho tới khi tìm được những vật thể vành đai Kuiper. Hầu như những cuộc tìm kiếm những hành tinh hẻo lánh được hướng gần tới đường Hoàng đạo, do sự có thể tìm thấy một vật thể ở đó. Cũng do độ nghiêng quỹ đạo cao của nó, và sự thực nó đang ở khoảng cách xa nhất với đường Hoàng đạo vào lúc được phát hiện, ở phía Bắc của chòm sao Hậu Phát,[9] nó đã rất có thể thoát ra sự dò soát trong những lần khám phá trước.

Bên cạnh Sao Diêm Vương, Makemake chỉ là một hành tinh lùn sáng đủ để Clyde Tombaugh nhìn thấy trong cuộc tìm kiếm những hành tinh ngoài Sao Hải Vương khoảng năm 1930.[16] Trong lúc Tombaugh nghiên cứu, Makemake chỉ lệch vài độ so với mặt phẳng Hoàng đạo, gần khu vực chòm Kim Ngưungự phu,[d] ở độ lớn 16.0.[9] Vị trí này đã ở rất gần tới Ngân Hà, và Makemake đã gần như không thể nào chống lại nền rộng lớn của những ngôi sao. Tombaugh tiếp tục tìm kiếm trong vài năm sau phát hiện Sao Diêm Vương,[17] nhưng đã thất bại trong tìm kiếm Makemake hay bất kì một vật thể ngoài Sao Hải Vương nào.

Tên gọi

Cái tên lâm thời 2005 FY9 được gắn cho Makemake khi nó được công bố. Trước đó, đội tìm kiếm thường gọi dưới tên mật là "Chú thỏ Phục Sinh", vì nó được phát hiện rất gần với lễ Phục Sinh.[18]

Vào tháng 6 năm 2008, theo như luật của IAU cho những vật thể vành đai Kuiper, 2005 FY9 đã được đặt tên theo một đấng thánh sinh. Cái tên Makemake, một vị chúa sinh ra người trong truyền thuyết của người Rapanui, những cư dân gốc của đảo Phục Sinh,[12] đã được chọn với sự liên kết giữa nó với lễ Phục Sinh.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Makemake http://books.google.ca/books?hl=en&lr=&id=LOZuirJW... http://articles.latimes.com/2005/oct/16/local/me-p... http://www.mikebrownsplanets.com/2008/07/whats-in-... http://www.wolframalpha.com/input/?i=surface+ellip... http://www.wolframalpha.com/input/?i=volume+ellips... http://web.gps.caltech.edu/~mbrown/dwarfplanets/ http://adsabs.harvard.edu/abs/2007AJ....133...26R http://adsabs.harvard.edu/abs/2008ssbn.book..161S http://adsabs.harvard.edu/abs/2010A&A...511A..72S http://adsabs.harvard.edu/abs/2012Natur.491..566O